ĐAU VAI GÁY NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH?
Mỗi loại thực phẩm đều mang đến một giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng cũng đều tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh đau vai gáy cũng vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả. Vậy đau vai gáy nên ăn gì và kiêng ăn gì, để nhanh chóng khỏi bệnh.
Nguyên nhân nào gây bệnh đau vai gáy?
Nguyên nhân cơ học gây đau vai gáy
- Ngồi quá lâu ở một tư thế, nằm ngủ gối đầu quá cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng, luyện tập thể thao quá sức,…sẽ khiến cho các cơ gân bị giãn, chịu lực đè nén quá mức, dẫn đến những cơn đau mỏi vai gáy.
- Người có tính chất công việc thường xuyên mang vác những vật nặng. Xương khớp vai bị tổn thương gây ra những cơn đau mỏi vai gáy thường xuyên.
- Hút thuốc lá, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài… Tất cả vấn đề này đều dẫn tới những cơn đau vai gáy bất chợt hay kéo dài.
Nguyên nhân gây đau vai gáy do bệnh lý
- Các bệnh lý như: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ,… Những bệnh lý này đều có biểu hiện đau mỏi vai gáy. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà phải đi gặp bác sĩ ngay.
- Bệnh lý dây thần kinh: Dây thần kinh bị kéo giãn quá mức, rối loạn chức năng dây thần kinh,…đều gây ra đau vai gáy.
- Bệnh lý khớp bả vai: Những tổn thương ở khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai,…
- Bệnh loãng xương: Khi bị loãng xương, các khớp xương sẽ trở nên giòn, yếu,…
- Sỏi thận: Khi sỏi thận xuất hiện sẽ dẫn đến những cơn đau sau vai gáy và giữa bả vai.
Triệu chứng của bệnh đau vai gáy
- Xuất hiện những cơn đau ở vùng vai gáy. Sau đó lan dần xuống cánh tay gây ra cảm giác tê bì, mất cảm giác.
- Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Đau tăng lên khi người bệnh đi lại, hắt hơi hoặc thay đổi thời tiết.
- Người bệnh xuất hiện cảm giác khó thở, thở dốc, co thắt ngực, đau nhói sau lưng. Cơn đau có thể lan lên vùng chẩm, thậm chí lan lên vùng thái dương 2 bên.
- Cơn đau có thể xảy ra âm ỉ liên tục hoặc dữ dội, kèm theo rối loạn cảm giác da đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi.
Bệnh đau vai gáy nên ăn gì?
Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn về khúc mắc đau vai gáy nên ăn gì? hỗ trợ điều trị bệnh lành nhanh chóng.
Thực phẩm giàu Axit béo
Những thực phẩm có hàm lượng axit béo cao như: cá hồi, cá ngừ, cua, tôm, tảo, dầu đậu nành, hạnh nhân, dầu oliu,.. Bổ sung những thực phẩm này giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau vai gáy rất tốt. Đồng thời, cải thiện cơn đau, giúp người bệnh chống mệt mỏi, thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.
Đặc biệt, những thực phẩm chứa dầu cá rất tốt cho người bị đau vai gáy, tái tạo xương. Bởi thực phẩm này có khả năng làm lành những tổn thương, giảm đau. Đồng thời kích thích quá trình bôi trơn, giúp xương khớp trở nên linh hoạt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người bệnh nên bổ sung 2 – 4 gram dầu cá mỗi ngày. Chế độ ăn như vậy giúp giảm đau vai gáy, kích thích sự tăng trưởng các tế bào mới cho cơ xương, dây chằng. Đây được xem là một trong những câu trả lời đau vai gáy nên ăn gì để nhanh khoi
Thực phẩm chứa nhiều Magie
Cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn Magie là một trong những nguyên nhân gây nên đau vai gáy. Do đó, người bệnh cần bổ sung hàm lượng Magie vào mỗi bữa ăn. Magie sẽ giúp cải thiện cơn đau, ổn định chức năng và vai trò của hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, magie còn giúp xương chắc khỏe và ổn định hệ thống cơ bắp.
Những thực phẩm giàu Magie như: Yến mạch, rau cải xanh, hạnh nhân, bắp cải, cần tây, khoai tây,…
Hải sản
Hải sản là danh sách thực phẩm hàng đầu tốt cho xương khớp và người bệnh đau vai gáy. Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi và các khoáng chất vi lượng. Chúng có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp, dây chằng. Giúp cơ bắp săn chắc và cải thiện tình trạng co cứng.
Những thực phẩm như: tôm, cua, ghẹ, cá,…và một số loại hải sản khác.
Tất cả các loại Vitamin
Vitamin là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, cũng là giải đáp cho chính xác nhất cho đau vai gáy nên ăn gì Giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người bị đau vai gáy, vitamin C, D và E quan trọng gấp bội.
Vitamin C có tác dụng tái tạo Collagen, nuôi dưỡng gân, sụn và các xương. Vitamin D có tác dụng giảm đau nhức, tăng cường khả năng hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương. Vitamin D giúp người bệnh chống viêm và cải thiện cơn đau.
Vitamin nhóm B và vitamin K giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau cơ, nâng cao sức khỏe của xương khớp, giúp cơ săn chắc.
Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như: Bắp cải, rau mồng tơi, rau dền, bí đỏ, cải bẹ xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt, đu đủ, cam, quýt, việt quất, dâu tây, kiwi,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ chứa nhiều trong rau xanh và củ quả. Rau xanh rất tốt cho sức khỏe của con người. Bổ sung lượng chất xơ vừa đủ sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, các loại rau xanh cũng chứa hàm lượng vitamin dồi dào, giúp cải thiện tình trạng căng đau vai gáy, giảm tiêu viêm, chống sưng.
Thực phẩm chứa chất chống Oxy hóa
Chất chống oxy hóa có vai trò ngăn ngừa động mạch, ức chế quá trình đông máu xảy ra. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có nhiều trong: Trà xanh, măng tây, cherry, việt quất,…
Đau vai gáy nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh đau vai gáy nên ăn gì, bạn cũng phải biết, đau vai gáy kiêng ăn gì giúp hạn chế bệnh nghiêm trọng hơn.. Ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý tránh xa những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu Cholesterol
Nội tạng động vật, thịt mỡ, đồ hộp, bánh kẹo, bơ các loại,…Đều là nhóm thực phẩm dễ gây rối loạn quá trình tuần hoàn máu nuôi dưỡng các cơ xương khớp. Chúng khiến xương khớp và cơ bắp suy yếu dần. Làm cho các cơn đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy tăng lên nhanh chóng.
Muối là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng phù, tạo áp lực lớn lên các khớp xương, làm bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Ngoài ra, ăn quá nhiều muốn sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và lượng canxi không hấp thụ được dẫn đến loãng xương.
Đồ ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, chà bông,… khiến cho hàm lượng lipid trong cơ thể tăng lên. Làm cho tình trạng đau nhức vai gáy nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Thực phẩm giàu Phốt pho
Thực phẩm giàu phốt pho là gây cản trở đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Đồng thời, khiến cho canxi và nhiều dưỡng chất khác trong cơ thể bị thất thoát. Vì vậy, người bệnh đau mỏi vai gáy cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm giàu phốt pho.
Những thực phẩm giàu phốt pho cần tránh như: Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, thịt muối, nội tạng động vật,…
Không sử dụng các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, thuốc lá và đồ uống có cồn,…sẽ tạo ra nhiều phản ứng hóa học không tốt cho cơ thể. Chúng gây giãn tĩnh mạch, cản trở lưu thông tuần hoàn máu. Khiến bệnh đau vai gáy trở nên nguy hiểm và khó điều trị hơn.
Cách phòng tránh bệnh đau vai gáy
Bệnh đau vai gáy xảy ra phổ biến nhiều do những thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh bằng cách:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không ngồi quá lâu, không ngủ kê gối quá cao, thường xuyên vận động để máu lưu thông,…
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
- Thường xuyên tập luyện, vận động cột sống cổ để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai.
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thời gian và thể trạng của mình như: đi bộ, yoga,…
- Từ bỏ thói quen bẻ khớp cổ, cánh tay, vai,…
- Không nên ăn quá mặn và từ bỏ ngay việc hút thuốc lá. Bởi thuốc lá là nguyên nhân khiến cho lượng oxy đi nuôi cơ thể suy giảm. Làm tăng nguy cơ đau vai gáy và thoái hóa.
Trên đây, là giải đáp cho câu hỏi người bệnh đau vai nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng, với những chia sẻ này đã góp phần giúp cho bạn lựa chọn được những thực phẩm tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.