TÌM HIỂU 3 VẤN ĐỀ BỆNH TÊ TAY CHÂN
Bệnh tê tay chân xảy ra phổ biến rất nhiều người gặp phải. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống mà còn làm hạn chế khả năng vận động tay chân. Vậy bệnh tê tay chân là gì? Nguyên nhân bệnh tê tay chân là gì, triệu chứng và các chữa trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Bệnh tê tay chân là gì?
Tê tay chân là bệnh lý về xương khớp xảy ra phổ biến do rễ thần kinh bị chèn ép. Người bệnh có cảm giác vùng da ở chân, tay như bị kiến bò hay như kim châm.
Nguyên nhân gây tê tay chân
Tê tay chân do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể đến 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân gây tê tay chân do cơ học
Sai tư thế: Những người ngồi hoặc đứng quá lâu, người lao động mang vác nặng. Người thường xuyên mang giày cao gót. Người khi ngủ gối quá cao, ngủ sấp hoặc nghiêng người quá lâu ở một tư thế,.. Tất cả các vấn đề trên đều dẫn tới bệnh tê tay chân, tê bì chân tay.
Chấn thương, tai nạn: Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, té ngã,…Tất cả đều gây đè nén áp lực lên các dây thần kinh, gây ra tê tay chân.
Stress, căng thẳng: Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài đều khiến cho các tế bào thần kinh ở tay chân bị tê liệt.
Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi khiến cho cơ thể không thích nghi kịp gây rối loạn cảm giác, lâu ngày dẫn đến tê bì chân tay.
Thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể không được nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin B1, B12, kali, canxi,…sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi và tê tay chân.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc hay hít phải khí độc hại cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tê tay chân.
Nguyên nhân gây tê tay chân do bệnh lý
Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống 2 tay, đau từ thắt lưng xuống 2 chân.
Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy tràn ra ngoài sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tê bì 2 cánh tay, chân.
Thoái hóa khớp: Khớp bị bào mòn, tổn thương do nhiều yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động tay, chân và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân.
Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh, do cột sống bị biến dạng và hẹp lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài.
Xơ vữa động mạch: Các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch máu gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, từ đó chèn ép dây thần kinh chạy qua, dẫn đến tê tay chân.
Triệu chứng của bệnh tê tay chân
- Cảm giác đầu ngón tay, ngón chân bị tê nhức, đau râm ran như kiến bò, ngứa kẽ ngón tay, ngón chân.
- Xuất hiện tình trạng co thắt tay, chân đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, chân.
- Xuất hiện triệu chứng tê tay chân kèm theo tê buốt, khó cử động bàn tay, bàn chân. Trường hợp có thể lan đến cánh tay, cổ tay, cẳng chân, gây vận động khó khăn.
- Tê tay chân kéo dài thường khiến cho người bệnh mất cảm giác về đêm.
Tác hại của bệnh tê tay chân
Bệnh tê tay chân gây ra rất nhiều tác hại cho người bệnh phổ biến phải kể đến như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người bệnh.
- Khiến cho việc cử động và đi lại trở nên khó khăn.
- Khiến cho người bệnh không thể làm những công việc nặng như khuân vác.
- Người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi vì đau nhức, choáng váng do tê tay chân gây ra.
- Nguy hiểm hơn, bệnh còn để lại những biến chứng về sau nếu không được điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tê tay chân
+ Teo cơ tay chân: Tình trạng tê tay chân sẽ khiến cho các khối cơ ở tay chân trở nên teo nhỏ, giảm kích thước và khối lượng.
+ Hội chứng đuôi ngựa: Người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác ở chân, đại tiểu tiện không kiểm soát, liệt dương, chức năng sinh lý suy giảm đáng kể.
+ Tăng tỉ lệ người mắc bệnh tê tay chân biến chứng sang tiểu đường đang ở mức báo động. Đầu tiên là những cơn tê bại ở 2 chân, sau đó chuyển sang các bộ phận khác.
+ Tê tay chân sẽ khiến cho các lượng máu lưu thông đi nuôi cơ thể không đều. Từ đó dẫn đến biến chứng bệnh tim. Biểu hiện rõ nhất người bệnh sẽ bị sưng mắt cá, khó khăn trong di chuyển đi lại.
+ Gây thoái hóa cột sống: Tình trạng đĩa đệm đè nén lên các dây thần kinh khiến cho tay chân tê nhức, không tập trung, đe dọa rất lớn đến cột sống của người bệnh.
+ Ung thư xương: Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến ung thư xương nhưng rất khó nhận biết có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
+ Liệt cơ, tàn phế: Tê tay chân sẽ khiến cho cơ gân mất khả năng đàn hồi, hẹp ống sống, vận động kém, lâu dần có thể liệt, tàn phế.
Các phương pháp chữa trị bệnh tê tay chân
Tê tay chân do nguyên nhân cơ học, bạn chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn để khắc phụ. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài dai dẳng không giảm thì nên đến gặp bác sĩ kịp thời.
Dùng bài thuốc nam điều trị bệnh tê tay chân
Dùng bài thuốc nam, mẹo dân gian để chữa trị tê tay chân rất an tòa, khá hiệu quả. Bởi phương pháp này sử dụng những vị thuốc gần gũi dễ tìm kiếm. Hơn nữa các mẹo trong dân gian còn giúp người bệnh tiết kiệm được một khoản chi phí.
Một số bài thuốc nam điều trị bệnh tê tay chân phổ biến hiện nay như:
Lá lốt: Lá lốt có tính ấm, vị cay, giúp làm giảm tê bì tay chân do lạnh rất tốt. Người bệnh có thể dùng lá lốt để sắc uống một lần sau bữa ăn tối. Ngoài ra, bận cũng có thể nấu với nước dùng để ngâm tay chân.
Ngải cứu trắng: Dùng ngải cứu đem ngâm với muối rồi đắp lên vùng tay chân bị tê sẽ giúp làm giãn nở, hoạt động lưu thông máu đến chân được tốt hơn, cải thiện tê bì tay chân.
Củ gừng: Gừng là một trong những vị thuốc quý dùng để điều trị bệnh về xương khớp rất tốt. Đặc biệt giúp làm giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân, giảm cảm giác tê bì. Chỉ cần đập nát gừng nấu với nước và 1 ít muốn hạt rồi ngâm tay chân.
Chữa bệnh tê tay chân bằng thuốc nam rất an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh ở giai đoạn đầu. Còn với trường hợp bệnh nặng thì không thể điều trị vào căn nguyên gây bệnh. Bệnh vẫn cứ tái phát lại sau một thời gian.
Phương pháp Tây y điều trị bệnh tê tay chân
Sự phát triển của y học hiện đại, không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc Tây trong điều trị tê tay chân. Tây y có tác dụng giảm nhanh các cơn đau, đẩy lùi các triệu chứng tê tay chân.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh sử dụng 1 trong những loại thuốc sau:
1, Thuốc giảm đau, kháng viêm Ibuprofen,Paracetamol, Bonlutin,… Giúp giảm đau chỉ sau vài giờ, phòng chống sự viêm nhiễm. Kiểm soát hiện tượng tê tay chân hiệu quả.
2, Thuốc giãn cơ Myonal, Mydocalm,… tác động lên các cơ. Giúp giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, cải thiện tê tay chân hiệu quả.
3, Thuốc bôi ngoài da: giúp giảm đau, giảm tê bì tay chân hiệu quả.
Lưu ý: Mặc dầu dùng thuốc tây mang đến hiệu quả cao, đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ để lại tác dụng phụ như viêm gan, đau dạ dày, tá tràng… Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp bị sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ khi sử dụng thuốc.
Phương pháp Đông y điều trị bệnh tê tay chân
Chữa tê tay chân bằng đông y là sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Tất cả các vị thuốc đều được kiểm duyệt rõ ràng. Hơn nữa đông y luôn hướng đến điều trị bệnh bắt nguồn từ các nguyên do khác nhau. Do đó, chỉ khỉ điều trị từ căn nguyên gây bệnh thì mới đẩy lùi bệnh không cho tái phát.
Ngoài ra, đông y chữa tê tay chân không chỉ đơn thuần là những bài thuốc uống. Đông y còn kết hợp với châm cứu, bấm huyệt mang đến hiệu quả cao, đầy lùi bệnh nhanh chóng.
Điều trị tê tay chân bằng thuốc uống
Thông thường sau khi thăm khám, bắt mạch, người bệnh sẽ được bác sĩ kê những toa thuốc uống tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của bản thân. Một số bài thuốc uống Đông y điều trị tê tay chân như:
Điều trị tê tay chân do Can huyết hư
Nguyên liệu: Quy đầu, Thục địa, Bạch thược, Mộc qua, Mạch môn, Trích thảo, Táo nhân, Kê huyết đằng, Tang ký sinh,…và một số vị thuốc quý khác.
Công dụng: đặc trị gân bị co, đau đớn, đầu váng mắt hoa, co duỗi khó khăn, ngủ ít, kinh nguyệt ra ít, chân tay tê, móng tay không phát triển.
Điều trị tê tay chân do huyết hư Ma Mộc
Nguyên liệu: Bạch thược, Xích thược, Ngưu tất, Thục địa, Đương quy, Xuyên khung, Độc hoạt, Tang ký sinh,…và một số vị thuốc quý khác.
Công dụng: đặc trị chân tay co rút, tê bì người, cơ vai, lưng, eo đều tê bì sắc mặt môi trắng nhạt hoa mắt chóng mặt lưỡi nhạt mạch tế.
Điều trị tê tay chân do đàm thấp
Nguyên liệu: Bạch truật, Phục linh, Trần bì, Nam tinh, Hương phụ, Hoàng cầm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Bán hạ, Cam thảo, Sinh khương,…và một số vị thuốc quý khác.
Công dụng: đặc trị tê đau vai, tay, cổ tay, bàn tay, tràng vị không khoẻ lắm, cơ bụng nhão, người hơi béo.
Lưu ý: tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người mà trong Đông y có những bài thuốc điều trị tê tay chân khác nhau, vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa được bác sĩ kê toa.
Ưu điểm của phương pháp Đông y
- Bài thuốc sử dụng thảo dược thiên nhiên, an toàn cao.
- Giúp giảm các triệu chứng tê bì, khó vận động ở tay chân.
- Phục hồi tự nhiên những tổn thương ở các vùng xương khớp trong cơ thể.
- Kháng viêm, đào thải độc tố bảo vệ xương khớp chắc khỏe.
- Điều trị bệnh tận gốc, ngăn chặn khả năng bệnh tái phát
- Không phẫu thuật, không để lại di chứng.
- Tối đa hóa chi phí điều trị cho người bệnh.
Nhược điểm của phương pháp Đông y
Thuốc Đông y có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì sử dụng để thuốc phát huy hết tác dụng.
Điều trị hỗ trợ bên ngoài
Trong Đông y, ngoài điều trị bằng thuốc uống thì người bệnh còn được hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp bên ngoài như vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.
Châm cứu: đây là phương pháp tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trên tay, chân, giúp khí huyết lưu thông tới các chi, mạch máu được thư giãn.
Bấm nguyệt: dùng tay day ấn, bấm vào vị trí các huyệt trên vùng tay chân bị tê giúp giãn cơ, thả lỏng các khớp và lưu thông máu tốt.
Vật lý trị liệu: tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn những bài tập nắm tay hay bài tập giúp lưu thông khí huyết để làm giảm cảm giác tê bì một cách nhanh chóng.
Tê tay chân chữa ở đâu tốt?
Với những hạn chế mà Tây y và bài thuốc nam mang lại nên hiện nay Đông y là phương pháp chữa trị bệnh tê tay chân hiệu quả, an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn,. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở chữa trị bệnh tê tay chân bằng Đông y uy tín thì vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Trong suốt 10 năm xây dựng và phát triển, phòng khám Y học cổ truyền Nam An đã không ngừng nỗ lực, cố gắng học hỏi từ phương pháp điều trị đến cách phục vụ người bệnh được tốt nhất nên được rất nhiều người bệnh đánh giá cao.
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám đều có trình độ chuyên môn vững chắc, dồi dào kinh nghiệm đã giúp cho hàng ngàn người bệnh tê tay chân không còn đau nhức và vận động lại bình thường.
Nguồn nguyên liệu thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, bào chế nghiêm ngặt, không sử dụng hóa chất đảm bảo chất lượng cho người bệnh.
Phòng khám có trang bị đầy đủ các dụng cụ y khoa cổ truyền phục vụ cho việc thăm khám và điều trị, có không gian rộng rãi, thoáng đãng, môi trường vệ sinh sạch sẽ.
Chi phí điều trị tại phòng khám đều được công khai minh bạch, rõ ràng theo niêm yết của bộ y tế.
Chi phí chữa bệnh tê tay chân có đắt không?
Ngoài việc lựa chọn cơ sở chữa trị uy tín, chất lượng thì chi phí chữa trị bệnh tê tay cũng là nỗi băn khoăn lo lắng của rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để xác định được chi phí chữa bệnh đau lưng thì cần xem xét nhiều yếu tố. Những yếu tố quyết định đến mức chi phí chữa bệnh bao gồm:
Mức độ bệnh của người bệnh: đối với bệnh ở giai đoạn đầu thì việc điều trị diễn ra nhanh chóng, nhưng đối với bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị lâu hơn, phức tạp hơn nên chi phí cũng khác nhau.
Tình trạng sức khỏe của người bệnh: nếu người bệnh có sức đề kháng cao, khả năng phục hồi nhanh thì liệu trình điều trị ngắn, còn nếu người bệnh có sức khỏe yếu thì phải kết hợp với bồi dưỡng nên mức chi phí chữa bệnh sẽ khác.
Chi phí chữa trị bệnh tê tay chân phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của người bệnh nên người bệnh có thể đến trực tiếp phòng khám thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về bệnh tê tay chân. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biết cách điều trị bệnh tận gốc để hạn chế những biến chứng về sau.