NGƯỜI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?
Hội chứng ruột kích thích chẳng còn xa lạ gì với mọi người, tình trạng bệnh là mãn tính và cần được kiểm soát dài hạn. Chính vì thế, chế độ ăn uống quyết định không hề nhỏ đến việc điều trị và cải thiện triệu chứng. Hãy đón xem bài viết dưới đây để nắm rõ người bệnh ruột kích thích nên có chế độ ăn uống ra sao.
Bị ruột kích thích nên ăn gì?
Một số thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu và có lợi cho sức khỏe cũng như đường ruột, hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh ruột kích thích, ví dụ như:
Các loại cá giàu Omega 3
Cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi,… nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng Omega 3 khá cao mà người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung.
Omega 3 – một loại axit béo không no có tác dụng chống viêm, hạn chế nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn các loại ngũ cốc tinh chế. Bạn có thể sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng hằng ngày sẽ giúp giảm áp lực của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, thích hợp để cải thiện triệu chứng táo bón.
Hơn thế nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn có hàm lượng prebiotic tăng cường hoạt động của các lợi khuẩn. Từ đó, ức chế các vi khuẩn gây hại và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rau xanh
Người bệnh ruột kích thích nên ăn nhiều rau xanh vì chúng là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể. Các loại rau thường sẽ dễ tiêu nên không gây nhiều trở ngại cho hệ tiêu hóa
Một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo như: rau mồng tơi, rau đay, cải thảo, giá hẹ,… Đặc biệt tốt cho trường hợp khó tiêu, táo bón.
Bạn nên chế biến rau theo cách luộc, hấp, nấu canh thay vì xào để tránh lượng chất béo từ dầu mỡ.
Sữa chua
Sữa chua khá phổ biến với nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường ruột hữu hiệu.
Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn mang lại nhiều tác dụng như: Bảo vệ niêm mạc đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột.
Người bị ruột kích thích nên kiêng gì?
Bổ sung dưỡng chất là điều cần thiết nhưng bạn cũng phải cân nhắc các thực phẩm có thể làm tình trạng ruột kích thích xấu đi, điển hình như các loại thực phẩm dưới đây:
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các đồ ăn chiên xào thường chứa lượng dầu mỡ rất lớn tạo ra nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa gây khó tiêu, rối loạn.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bị hội chứng ruột kích thích nên hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm này vì có thể làm bệnh trở nặng và khó điều trị hơn.
Thực phẩm sống
Các loại thức ăn tái, sống chưa qua nấu chín chứa nhiều vi khuẩn phức tạp có thể gây ra nhiều vấn đề cho đường ruột.
Người bị ruột kích thích nên kiêng các thức ăn sống chẳng hạn như tiết canh, sushi, gỏi cá,…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Hàm lượng chất béo có trong sữa và các sản phẩm như phô mai, bơ, kem,… rất dễ gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy,
Chúng còn chứa lactose, một loại chất béo rất khó tiêu hóa sẽ làm cho tần suất các triệu chứng ruột kích thích xuất hiện nhiều hơn.
Đồ ăn cay nóng
Đối với hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa thì đồ ăn cay nóng chính là “kẻ thù” bởi vì chúng làm kích thích co thắt đường ruột một cách quá mức.
Người bệnh ăn các thực phẩm có vị cay rất dễ bị đau bụng, khó chịu bụng.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…cũng nằm trong danh sách các thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích nên kiêng.
Loại đồ ăn này có lượng đạm vượt ngưỡng nên sẽ gây áp lực và khiến đại tràng phải co thắt mạnh, làm cho tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần phải có chế độ ăn uống như thế nào?
Ngoài ra, người bệnh cần phải xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích:
- Ăn uống điều độ: Cần ăn uống đúng giờ, đúng bữa, tránh làm việc khác trong quá trình ăn uống.
- Ăn chín uống sôi: Việc ăn chín uống sôi rất quan trọng mà người bị ruột kích thích nên tuân thủ để hạn chế sự xâm nhập của nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có hại.
- Chế biến kỹ thức ăn: Cần làm mềm thực phẩm trước khi ăn vì những đồ ăn xơ, cứng có thể tạo nhiều áp lực cho đường ruột.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày rất tốt để cho cơ thể đối phó với hội chứng ruột kích thích.
- Tránh xa các chất kích thích: rượu, bia và hầu hết các đồ uống có cồn đều gây bất lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Liệu pháp dinh dưỡng không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của thuốc nhưng có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Người mắc hội chứng ruột kích thích nên điều chỉnh việc ăn uống của mình để tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa bệnh.