BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

Khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi chức năng. Tuy nhiên, bị tê tay chân khi ngủ, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vậy tê tay chân khi ngủ là bệnh gì. Để hiểu rõ vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!

Nguyên nhân cơ học gây tê tay chân khi ngủ

Tình trạng bị tê tay chân khi ngủ dậy xuất hiện do các nguyên nhân sau:

Hoạt động sai tư thế: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tê tay chân khi ngủ. Những động tác xấu như: nằm co quắp, nằm nghiêng 1 bên không thay đổi tư thế. Ban ngày đứng hoặc ngồi quá lâu,… gây chèn ép lên các mạch máu. Chúng khiến cho quá trình lưu thông máu đến các chi gặp khó khăn dẫn đến tê bì.

Cơ thể bị mất nước: Khi ngủ là thời điểm cơ thể dễ bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước, đồng nghĩa với quá trình vận chuyển máu, tuần hoàn bị đình trệ. Quá trình này khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Một số cơ quan bị rối loạn gây co rút tay chân, khiến chúng ta bị tê tay chân khi ngủ dậy.

Thời tiết thay đổi: Thời tiết đột ngột, nhất là khi về đêm nhiệt độ thường xuống thấp. Cơ thể không thích nghi kịp thời, gây ra rối loạn cảm giác dẫn đến tê tay chân.

Mang thai: Khi mang thai lượng máu cung cấp đến các chi chậm hơn so với cơ thể bình thường. Cùng với sự thiếu hụt máu khiến phụ nữ cảm thấy bị tê tay chân khi ngủ dậy, nhất là khi về đêm.

Chấn thương, tai nạn: Xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở tay, chân, mắt cá chân, cột sống,… Chúng đều gây ra áp lực lên dây thần kinh khiến bạn có cảm giác tê nhức chân tay.

Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu hụt canxi, vitamin B1. vitamin B12,… Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay chân khi ngủ.

BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?
BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

Triệu chứng của bị tê tay chân khi ngủ

  • Ban đầu, bệnh xuất hiện ở các đầu ngón tay, ngón chân có cảm giác tê buốt nhẹ như kiến bò.
  • Lâu dần, cơn đau sẽ lan sang cả cánh tay và bàn chân. Nhũng cơn tê nhức khiến người bệnh tỉnh giấc, tay chân không còn cảm giác, cản trở của động.
  • Khi ở giai đoạn nặng, những cơn tê bì, đau nhức xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Chúng cản trở cử động, di chuyển của người bệnh …

Bị tê tay chân khi ngủ là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân cơ học, bệnh tê tay chân khi ngủ còn là dấu hiệu của bệnh lý như:

Thoái hóa đốt sống cổ

Những người thường xuyên mang vác vật nặng, phải cúi đầu nhiều, nhân viên văn phòng,…đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng, bị tê tay chân khi ngủ là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Khi đĩa đệm bị tổn thương, sẽ khiến cho các nhân nhầy thoát ra ngoài. Chèn ép vào các dây thần kinh ở vùng gáy, cổ, cánh tay gây ra những cơn đau nhức, bị tê tay chân khi ngủ dậy.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Viêm dây thần kinh ngoại biên là tình trạng rễ dây thần kinh bị viêm, không còn thực hiện được chức năng. Tê nhức chân tay khi ngủ là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh.

Bệnh lý về tim mạch

Khi mắc các bệnh lý về tim mạch, khiến cho lượng máu lưu thông bị ảnh hưởng làm cho các cơ, rễ dây thần kinh ở tay chân không được nuôi dưỡng và bơm máu dẫn đến hiện tượng tê bì.

Bệnh đái tháo đường

Một trong những biến chứng điển hình của bệnh đái tháo đường là tê tay chân. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương và nuôi dưỡng kém hệ thần kinh ngoại biên gây ra tê tay chân.

Thiếu máu não cục bộ

Thiếu máu não cục bộ thường xảy ra ở người cao tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, gây ra tê tay chân, chóng mặt, đau đầu,…

Hẹp ống sống

Khi cột sống bị thu hẹp sẽ gây chèn ép vào hệ thống dây thần kinh chạy qua. Chúng khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn gây ra cảm giác tê tay chân. Đồng thời cũng gây ra hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp

Các khớp và rễ dây thần kinh bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng tê tay chân khi ngủ. Đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, tình trạng này sẽ kéo dài khi người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.

Hội chứng ống cổ tay

Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở người làm việc trên bàn phím máy tính, gõ phím ở một tư thế. Những tác động này sẽ khiến cho dây thần kinh ở tay bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhức nhất là bị tê tay chân khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Hội chứng ống cổ tay

Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở người làm việc trên bàn phím máy tính, gõ phím ở một tư thế. Những tác động này sẽ khiến cho dây thần kinh ở tay bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhức nhất là bị tê tay chân khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, ngày càng tăng thì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời bệnh có thể gây rối loạn các chi, mất khả năng vận động, rối loạn cảm giác, thậm chí là teo cơ, bại liệt hoàn toàn.

z cafaacedeff
BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

Cách khắc phục bị tê tay chân khi ngủ

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, sẽ có những phương pháp chữa trị tê tay chân khác nhau:

Đối với nguyên nhân sinh lý

Người bệnh có thể điều trị bằng các biện pháp tại nhà như:

Thay đổi tư thế: Thay đổi tư thế ngủ hợp lý, không nằm khoanh tay, không gác tay lên trán. Không nằm nghiêng 1 bên quá lâu, hạn chế mang vác vật nặng trong thời gian dài.

Thường xuyên luyện tập thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thực hiện những bài tập xoay cổ tay, xoay cổ chân, để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giảm tê bì tới các chi.

Xoa bóp, massage nhẹ nhàng: Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy nên xoa bóp, massage nhẹ nhàng tay chân để cải thiện tình trạng tê bì, giảm đau nhức hiệu quả, đây là phương pháp hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng.

Giữ ấm cơ thể: Khi trời trở lạnh phải giữ ấm cơ thể, nhất là khi về đêm, có thể sưởi ấm cơ thể bằng cách mang bao tay, tất, túi sưởi,…

Bổ sung chất dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như: canxi, khoáng chất, vitamin,…giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm tê bì chân tay khi ngủ rất tốt.

z caffbebbafe
BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

Đối với nguyên nhân bệnh lý

Đối với tình trạng tê tay chân xuất hiện do nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý như: bệnh tim mạch, đái tháo đường,…thì cần nêu rõ cho bác sĩ biết để có hướng điều trị thích hợp, tránh biến chứng về sau.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh tê tay chân phổ biến là phương pháp Tây y và phương pháp Đông y, do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi điều trị.

  • Phương pháp Tây y, tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng không có khả năng điều trị tận gốc được bệnh và việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận, hệ tiêu hóa,…
  • Phương pháp Đông y sử dụng các thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả tận gốc và an toàn cho người bệnh, tuy nhiên có tác dụng chậm nên người bệnh cần thời gian kiên trì sử dụng.
z bbbeabcbdccdcccbccaff
BỊ TÊ TAY CHÂN KHI NGỦ DẬY NGUY HIỂM KHÔNG?

Trên đây là những thông tin cần biết về bị tê tay chân khi ngủ dậy. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau.

0/5 (0 Reviews)
icons8-phone lienhe
lienhe