BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU VÀ CÁCH NÀO CHỮA TRỊ DỨT ĐIỂM?

BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU VÀ CÁCH NÀO CHỮA TRỊ DỨT ĐIỂM?

Theo ước tính trong số những người mắc bệnh vảy nến thì có khoảng 50% số người gặp các tổn thương xuất hiện ở vùng da đầu. Không chỉ gây ảnh hưởng đến làn da, bệnh vảy nến da đầu còn tác động trực tiếp đến tóc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy tìm hiểu thông tin để phát hiện và điều trị bệnh vảy nến kịp thời là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Bệnh vảy nến da đầu là gì?

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh lý xuất hiện do các tế bào thượng bì tăng sinh quá mức, hình thành các vùng da viêm đỏ, bong tróc, có vảy trắng tại khu vực trên đầu và thường có xu hướng ngày càng lan rộng hơn xuống trán, cổ gáy, vành tai,…

Screenshot
BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU

Đây là tình trạng mãn tính, chúng đến và đi theo thời gian. Thông thường bệnh bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp các yếu tố kích thích khác nhau.

Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa da liễu đều khuyến cáo người bệnh không nên để lâu ngày mà hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để dứt điểm bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu?

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu có liên quan đến hệ miễn dịch bị suy yếu và các rối loạn da. Điều này làm cho các tế bào da phát triển quá nhanh, khiến chúng chồng chất lên nhau thành từng mảng đỏ và có vảy bạc.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến da đầu còn có thể xảy ra khi gặp phải một số tác nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền: nguyên nhân gây bệnh vảy nến có thể là do sự di truyền yếu tố bất thường ở nhiễm sắc thể số 6, hoặc do tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về da liễu như chàm, tổ đỉa, viêm da,…
  • Các tổn thương ngoài da: Một số tổn thương do ma sát, cào gãi da đầu hoặc bị đứt rách,… có thể kích thích hoạt động miễn dịch của cơ thể, gây ra những rối loạn da và khiến bệnh vảy nến da đầu bùng phát.
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng: Những yếu tố liên quan đến thần kinh như thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài và trầm cảm cũng là yếu tố khiến bệnh vảy nến da đầu khởi phát nhanh chóng.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Da của người bị bệnh vảy nến có mức sử dụng oxy hóa cao gấp 400% so với những người bình thường, vì vậy đây là nguyên nhân làm tăng tổng hợp ADN, thúc đẩy gián phân và gây ra tình trạng tăng sinh tế bào sừng bất thường tại vùng da đầu.
  • Do nhiễm trùng: Cơ thể bị các liên cầu khuẩn hoặc nhóm retrovirus xâm nhập gây nhiễm trùng và tác động đến tế bào lympho T, có thể khiến bệnh vảy nến xuất hiện.
  • Các tác nhân gây bệnh khác: Ngoài các yếu tố nêu trên thì rối loạn nội tiết tố, dị ứng với mỹ phẩm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa đường đạm,… cũng đều là những yếu tố gây ra bệnh vảy nến da đầu mà bạn nên chú ý.

Biểu hiện bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Khi mắc bệnh vảy nến da đầu, các tổn thương thường khu trú ở vùng da đầu và khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như:

Screenshot
BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU
  • Da đầu xuất hiện các mảng da bị viêm đỏ, nổi cộm với kích thước và hình dạng không đồng nhất.
  • Trên bề mặt có các mảng bám dày, nhiều vảy màu trắng bạc dễ bong tróc.
  • Da đầu khô, ngứa dữ dội, khiến nhiều người gãi mạnh gây đau đớn, trầy xước và chảy máu.
  • Các lớp vảy trắng sản sinh liên tục và nhanh chóng, hết lớp này đến lớp khác.
  • Người bệnh bị rụng nhiều tóc, gặp nhiều khó khăn trong quá trình chải tóc, gội đầu,…
  • Các tổn thương tại da đầu có thể lay lan sang những vùng da lân cận như cổ gáy, sau tai và vùng trán,…

Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh vảy nến da đầu chủ yếu gây ra các thương tổn ngoài da và ít khi đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều tác hại xấu.

Các triệu chứng của bệnh thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ, tâm lý và khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Trường hợp bệnh tái phát thường xuyên, có thể khiến bệnh nhân có tâm lý chán nản, tiêu cực, né tránh mọi người, giấu bệnh và lâu dần dẫn đến trầm cảm.

Tình trạng vảy nến da đầu khiến bề mặt da bong liên tục, nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu như nấm da đầu, viêm da, chàm,…

Nguy hiểm hơn, bệnh vảy nến da đầu để lâu ngày còn làm tăng nguy viêm nhiễm da, nhiễm trùng máu, mắc các căn bệnh về thận, tim mạch, khớp, rụng tóc,… gây phiền toái và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách chữa bệnh vảy nến da đầu bằng đông y hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh vảy nến da đầu như điều trị bằng mẹo tại nhà, sử dụng thuốc tây y, thuốc đông y và thuốc nam,… Trong đó cách chữa bệnh vảy nến da đầu bằng đông y được nhiều người tin tưởng và dần trở thành xu hướng chữa bệnh trong thời đại ngày nay.

Đối với đông y, bệnh vảy nến xuất hiện là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà sinh bệnh, bệnh biểu hiện rõ hơn vào mùa đông. Khi đó, lớp da thường bị khô ráp, thiếu độ ẩm dẫn, bị nứt nẻ và bong tróc. Vị trí mà bệnh vảy nến thường gặp là da đầu, tứ chi, lưng, bụng,…

Để điều trị dứt điểm bệnh vảy nến da đầu thì cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sử dụng những bài thuốc đi sâu vào các tạng phủ, giúp thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết và miễn dịch để trị bệnh từ tận gốc và hạn chế tình trạng tái phát một cách hiệu quả.

Bài thuốc uống chữa vảy nến da đầu

Screenshot
BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU

Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà thuốc đông y sẽ sử dụng những bài thuốc với các thành phần khác nhau, điển hình như bệnh vảy nến da đầu:

  • Thể phong nhiệt: Bài thuốc gồm có hồng hoa, đan bì, lăng tiêu hoa, kinh giới, hoàng cầm, tri mẫu, sinh địa, ngưu bàng, phòng phong, thuyền toái, khổ sâm,…
  • Thể phong huyết táo: Thành phần có bạch tiễn bì, đan sâm, sinh địa, tật lê, thảo hà xa, thục địa, đan bì, xích thược, quy đầu, hà thủ ô,…
  • Thể phong hàn: Thổ phục linh, cam thảo đất, thạch cao, hoa hòe, hy thiêm, ké đầu ngựa, sinh địa, cỏ hôi và một số vị thuốc khác.
  • Thể thấp nhiệt: Chuẩn bị đan bì, tỳ giải, trạch tả, hoàng cầm, phục linh, khổ sâm, long đởm thảo, xương truật,…
  • Thể huyết nhiệt: Gồm có sinh địa, ngân hoa, quy vĩ, xích thược, bắc đậu căn, hổ trượng, đại thanh diệp, tứ thảo, hổ trượng,…

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh vảy nến da đầu

Ngoài những bài thuốc uống giúp đi sâu vào cơ thể và trị bệnh từ tận gốc, cách chữa bệnh vảy nến da đầu bằng đông y còn sử dụng những bài thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc ngâm rửa nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và giúp da đầu mau chóng hồi phục.

Screenshot
BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU
  • Bài thuốc: Có thể kể đến một số thành phần như khô phàn, hỏa tiêu, phác tiêu, da hoa cúc,… được dùng để ngâm rửa những vùng da bị bệnh vảy nến.

Đông y chia bệnh vảy nến thành các thể bệnh khác nhau, việc lựa chọn thuốc cần phụ thuộc vào từng thể bệnh mới mang lại tác dụng tốt. Vì vậy người bệnh nên đến các cơ sở đông y uy tín để được thăm khám và có liệu trình điều trị tốt nhất.

Điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng đông y có ưu điểm gì?

Khác với các phương pháp hiện đại, thuốc đông y giúp tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, loại bỏ gốc rễ và cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu một các hiệu quả.

Ngoài ra, thuốc còn mang lại một số lợi ích như:

  • Người bệnh được sử dụng các loại thuốc từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính.
  • Thuốc đông y được bào chế theo công thức riêng, giữ nguyên dược tính tốt và mang lại hiệu quả cao.
  • Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y trong thời gian dài để chữa bệnh vảy nến da đầu mà không lo tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Không chỉ điều trị bệnh các vị thuốc còn mang lại hiệu quả trong việc cung cấp dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Giúp bảo vệ người bệnh, tránh xa các yếu tố nguy cơ và giảm tình trạng tái phát lâu dài.
  • Hỗ trợ người bệnh sát khuẩn, vệ sinh vết thương, hạn chế bệnh lây lan và thanh nhiệt cơ thể.
  • Chi phí chữa bệnh bằng đông y phù hợp, có thể tự sắc thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh bệnh vảy nến da đầu bằng cách nào?

Ngoài việc điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng các phương pháp điều trị chuyên khoa, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây nhằm hạn chế tình trạng tái phát.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh da đầu sạch sẽ, tắm rửa đúng cách giúp ngăn ngừa viêm nhiễm nặng và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,…
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích da như mỹ phẩm, dầu gội đầu, hóa chất độc hại và ánh nắng mặt trời,…
  • Hạn chế căng thẳng thần kinh, rối loạn cảm xúc, không làm việc quá sức và cần dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh và rối loạn nội tiết.

Mặc dù là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên với tính chất dai dẳng và khó điều trị dứt điểm, người bị bệnh vảy nến da đầu cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

0/5 (0 Reviews)
icons8-phone lienhe
lienhe