BỆNH HEN SUYỄN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

BỆNH HEN SUYỄN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Hen suyễn được xác định là bệnh lý về đường hô hấp mãn tính phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hiện tại, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này đang ngày càng một gia tăng, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời…

  Hen suyễn được xác định là bệnh lý về đường hô hấp mãn tính phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hiện tại, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này đang ngày càng một gia tăng, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến sức khỏe sa sút. Vậy hen suyễn là bệnh như thế nào ? và do đâu mà mắc phải căn bệnh này ?

CHỮA BỆNH HEN SUYỄN - NAM AN
CHỮA BỆNH HEN SUYỄN – NAM AN

Hen suyễn là bệnh gì ?

    Hen suyễn còn được biết đến với tên gọi khác là hen phế quản, bệnh thường xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn do co thắt cơ trơn bất thường hoặc bị viêm.

  Nếu gặp phải các yếu tố có hại từ môi trường như: môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, hít phải thuốc lá thụ động sẽ làm cho tình trạng viêm càng thêm nặng hơn, lớp niêm mạc đường thở cũng bị kích thích gây phù nề, dịch nhầy tăng tiết, cơ trơn co thắt khiến cho không khí khó lưu thông, làm bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi thở ra.

    Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, nếu người bệnh có cơ địa dị ứng thì tần suất cơn hen tái phát cũng sẽ tăng lên.

    Có rất nhiều yếu tố đã được chứng minh sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn, do đó việc xác định chính xác các yếu tố nguy cơ sẽ giúp ích trong việc thay đổi lối sống và kiểm soát triệu chứng. Hầu hết các yếu tố nguy cơ này thường bao gồm:

  •      Có tiền sử mắc các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng…
  •      Có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh hen suyễn
  •      Những người hay hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc lá
  •      Người bị thừa cân, béo phì
  •      Bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bé gái, đến khoảng 20 tuổi tỷ lệ mắc bệnh sẽ ngang nhau ở cả nam và nữ. Đến năm 40 tuổi, phụ nữ sẽ có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn nam giới.
  •      Những người làm các công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất trong nông nghiệp, khói bụi…
CHỮA BỆNH HEN SUYỄN - NAM AN
CHỮA BỆNH HEN SUYỄN – NAM AN

    Khi đã mắc phải căn bệnh hen suyễn, người bệnh phải thường xuyên đối mặt với các cơn hen suyễn, với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:

Các dấu hiệu lâm sàng thường có khi mắc phải bệnh hen suyễn

  •      Thở dốc, thở nhanh, thở rít, thở khò khè
  •      Có cảm giác bóp nghẹn ở ngực hoặc đau tức ngực
  •      Bị ho, khạc có đờm
  •      Giấc ngủ bị rối loạn, do khó thở nên sẽ bị ngáy, khi thở có tiếng rít

   Nếu bệnh diễn tiến ngày càng nghiêm trọng hơn, tần suất xuất hiện các cơn hen suyễn ngày càng dày đặc, các triệu chứng khó thở sẽ ngày càng nặng nề hơn. Lúc này bệnh nhân cần được cắt cơn theo đường hít thường xuyên hơn.

Nguyên nhân hình thành nên bệnh hen suyễn

    Có rất nhiều tác nhân được xác định là nguyên nhân gây ra căn bệnh hen suyễn, bao gồm: dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường. Mặc dù, không thể tránh được hết tất cả các nguyên nhân này, nhưng chỉ cần hạn chế tiếp xúc với chúng sẽ giảm được các yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn hen suyễn.

benh hen suyen dau hieu nguyen nhan va cach phong ngua
CHỮA BỆNH HEN SUYỄN – NAM AN

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH HEN SUYỄN THƯỜNG GẶP

     Do tiếp xúc với khói thuốc lá: thuốc lá không gây nên bệnh hen suyễn, nhưng nếu tiếp xúc với khói thuốc lá, đường thở sẽ bị kích ứng, khiến cho cơn hen bộc phát với mức độ nghiêm trọng. Những người mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai, khi đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn những đứa trẻ bình thường.

     Do thời tiết thay đổi đột ngột: nhiệt độ quá thấp hay quá cao cũng đều có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn, vì thế cần phải hết sức thận trọng khi thời tiết đột ngột thay đổi.

     Do ô nhiễm không khí: đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh hen suyễn và tim mạch. Môi trường ô nhiễm, trong khói bụi có chứa sulfur dioxide, có thể làm cho đường thở bị kích ứng và gây nên các cơn hen.

    Do dị ứng: một số tác nhân dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc… có thể kích hoạt các cơn hen suyễn diễn ra. Tình trạng dị ứng có thể làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, với những người bị viêm mũi dị ứng nguy cơ bị bệnh hen suyễn cũng sẽ tăng lên.

     Do nghề nghiệp: một số công việc có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn gồm có: nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, nhân viên vệ sinh, công nhân làm việc tại nhà máy… Bởi các chất kích thích như thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, khói bụi… sẽ khiến các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng nề hơn.

     Do nhiễm trùng đường hô hấp: khi bị nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, cảm cúm… đều có thể dẫn đến bệnh hen suyễn. Chính virus gây bệnh về đường hô hấp là tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất ở trẻ em.

    Hen suyễn làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến việc học tập và các công việc thường ngày bị gián đoạn. Với những trường hợp hen suyễn nặng cần phải nhập viện, do đó nếu bị bệnh, cần phải chủ động thăm khám, kiểm tra sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tuân thủ đúng phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ chỉ định để có thể kiểm soát các cơn hen suyễn một cách tốt nhất.

  Nếu người bệnh nhận thấy mình đang phụ thuộc vào các loại thuốc hít, chứng tỏ cơn hen suyễn vẫn chưa được kiểm soát. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm cách điều trị hen suyễn bằng Đông y tại Phòng khám YHCT Nam An

 Mặc dù đã có từ lâu đời, nhưng không thể phủ nhận được công dụng chữa trị mà phương pháp này mang lại. Nếu như Tây y chỉ sử dụng các loại thuốc kháng sinh để làm giảm các cơn hen, thì Đông y sử dụng các bài thuốc đơn giản, có nguồn gốc từ tự nhiên để:

     Tác động sâu vào nguồn căn gây bệnh, nâng cao chức năng của các tạng

     Điều trị tận gốc rễ, kiểm soát tốt tần suất của các cơn hen.

     Các triệu chứng của cơn hen được giảm thiểu đáng kể, ngăn chặn khả năng tái phát bền vững.

0/5 (0 Reviews)
icons8-phone lienhe
lienhe