TÌM HIỂU BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP: NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gì. Tại sao bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ người bệnh. Ngoài ra Viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân triệu chứng và biến chứng như thế nào để có cách phòng tránh tốt nhất.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp còn có tên gọi khác là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể người bệnh gây ra. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tấn công nhầm vào các mô cơ của người bệnh. Không giống như các tổn thương khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng lớn đến niêm mạc khớp. Khiến cho người bệnh sưng đau, hao mòn xương và biến dạng khớp.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trên cơ thể người bệnh trước tiên. Các phần khớp dễ bị ảnh hưởng nhất là các khớp nối ngón tay đến bàn tay, khớp nối ngón chân với bàn chân. Khi bệnh tiến triển, tình trạng viêm sẽ ảnh hưởng đến các khớp khác như cổ tai, vai, hông, mắt cá chân… Ngoài ra bệnh còn có xu hướng đối xứng nên thường đau ở 1 vị trí và cả 2 bên cơ thể người bệnh.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp nhất là sưng đau và nóng khớp. Người bệnh có thể cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi vận động. Kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, sốt và chán ăn. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như giảm cân, sốt, đổ mồ hôi, khô mắt, đau ngực…
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp nhất là do hệ miễn dịch tấn công lên lớp màng bao quanh khớp của người bệnh. Nó sẽ phá hủy dần sụn xương và xương trong khớp, khiến cho dây chẳng giữ khớp cũng yếu dần.
Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như
- Giới tính: Phụ nữ thường có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.
- Độ tuổi: Những người ở độ tuổi trung niên và cao niên thường mắc bệnh viêm khớp hơn người trẻ tuổi.
- Hút thuốc: Những người đã và đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và nặng hơn người bình thường.
- Cân nặng: Người thừa cân và béo phì cũng có nguy cơ bệnh tật cao hơn.
- Phơi nhiễm môi trường: Phơi nhiễm các loại amiăng hoặc silica có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cực cao.
Biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho người bệnh tăng các nguy cơ phát triển bệnh như:
- Loãng xương: Đây là tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
- Thấp khớp: Vị trí khớp bị viêm có thể hình thành các khối mô cứng, ví dụ như khuỷu tay. Những mô cứng này có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào, kể cả ở trên phổi.
- Khô mắt và miệng: Người bệnh cũng dễ mắc phải hội chứng Sjogren, một rối loạn khiến mắt và miệng của họ bị khô.
- Nhiễm trùng: Những loại thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp và bản thân bệnh khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Từ đó khiến cho người bệnh tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bệnh tim mạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim cao hơn so với người bình thường.
- Bệnh phổi: Bệnh viêm khớp tăng nguy cơ viêm các mô phổi, gây khó thở.
- Ung thư hạch: Bệnh làm cho người bệnh có nguy cơ ung thư hạch, bệnh ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.
Cần làm gì khi mắc viêm khớp dạng thấp
Khi mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đi khám ở các phòng khám chuyên khoa xương khớp. Từ đó nhận được phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả, ngoài ra người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm hơn, các biện pháp này là:
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức mạnh quanh khớp. Những bài tập có thể dùng là đi bộ, yoga…Ngoài ra người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để có thể giam đau do bệnh viêm khớp gây ra. Cuối cùng người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh những căng thẳng không cần thiết.
Trên đây là bài viết tổng quan về nguyên nhân triệu chứng và biến chứng viêm khớp dạng thấp. Từ đó giúp các bạn tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp kỹ càng hơn, từ đó phòng tránh được bệnh viêm khớp của mình tái phát.