GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

Châm cứu là một phương pháp Y học cổ truyền được công nhận là an toàn và hiệu quả thông qua nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn. Mặc dù vậy, nhiều người bệnh vẫn không dám thử phương pháp này do sợ đau khi kim được châm vào. Vậy liệu châm cứu có gây đau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh phần nào giải đáp thắc mắc này.

CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?
CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

1. Châm cứu là gì ?

Châm cứu là liệu pháp điều trị không dùng thuốc thế mạnh của Đông Y. Phương pháp này cùng với xoa bóp bấm huyệt đã được chấp nhận rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.

Theo định nghĩa cổ điển, châm cứu là sự kết hợp của 2 kỹ thuật điều trị khác nhau gồm “châm” và “cứu”. Châm là dùng kim có độ dài, kích thước khác nhau để châm vào các huyệt vị trên cơ thể. Cứu là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, dọc theo các đường kinh trên cơ thể. Thông qua đó, châm cứu điều chỉnh khí huyết, khai thông huyệt đạo đang bị tắc trở giúp tái thiết cân bằng âm dương trong cơ thể, nhằm phòng và điều trị bệnh.

Ngày nay, châm cứu là từ được dùng chung cho nhiều kỹ thuật châm khác nhau như hào châm, điện châm, nhĩ châm, mai hoa châm, đầu châm…

z eeefaaafdcabea
CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

2. Châm cứu có đau không ?

a) Nguyên lý châm cứu không gây đau

Trên thực tế, châm cứu có đau như nhiều người nghĩ không. Câu trả lời là không với những lý do sau đây:

  • Kim châm cứu hiện nay được thiết kế với mũi kim nhỏ, mỏng và rất bén. Đường kính kim châm cứu nhỏ hơn các loại kim truyền dịch, kim tiêm khác. Một số loại kim chất lượng cao rất mỏng và mềm như sợi tóc. Do đó, khi châm vào cơ thể, kim không gây đau như chích thuốc hay bị kim may vá đâm vào. Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM sử dụng kim châm cứu vô trùng dùng một lần để đảm bảo độ sắc của kim và phòng tránh nhiễm trùng cho người bệnh.
  • Các y bác sĩ thực hiện thao tác đưa kim qua da nhanh chóng. Với kỹ thuật châm tốt, người bệnh có thể không nhận ra kim đã được châm vào cơ thể. Nếu có cảm giác đau, nó chỉ là một cảm giác khó chịu ngắn ngủi, tương tự như cảm giác khi bị kiến cắn khi kim đi qua da. Nếu dùng điện kết hợp thì dòng điện rất nhỏ và an toàn cho cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy rung giật nhẹ ở các bó cơ.
  • Mặt khác, khi châm đúng vào các huyệt vị – nơi khí huyết đang bị bế tắc sẽ không gây đau.
  • Các y bác sĩ sẽ thay đổi một số công thức huyệt trong liệu trình châm cứu. Tránh sự khó chịu khi tác động vào một vùng da cụ thể quá nhiều lần.

Vì các lý do đó, người bệnh nên tự tin, bình tĩnh khi châm cứu. Thực tế, nhiều người bệnh “sợ kim” trở nên hết sợ khi thực sự trải nghiệm châm cứu lần đầu. Khi quá căng thẳng, các cơ sẽ bị co thắt, làm việc đưa kim vào huyệt khó hơn. Điều này có thể gia tăng cảm giác đau và nỗi sợ hãi của người bệnh. Đồng thời, sự sợ hãi lại kích thích cơ thể tiết ra nhiều hoóc-môn “stress” làm cơ thể nhạy cảm với cảm giác đau.

z eabefbeadabad
CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

b) Một số phương pháp châm cứu không gây đau

Ngày nay, khoa học đã phát triển nhiều hình thức châm cứu hiện đại để giảm cảm giác đau. Thay vì sử dụng cây kim truyền thống, các phương pháp mới tác động lên hệ thống huyệt vị bằng chùm tia laser, tia hồng ngoại hay điện từ trường.

Ngoài ra, cấy chỉ (nhu châm) cũng là một phương pháp châm cứu “cải tiến” dành cho những người “sợ kim”. Với phương pháp cấy chỉ, người bệnh chỉ cần chịu cảm giác kim vào cơ thể một lần nhưng có tác dụng nhiều ngày sau. Cấy chỉ mang lại hiệu quả châm cứu lâu dài. Vì thế, có thể giảm số lần điều trị và tần suất thực hiện so với phương pháp châm cứu cổ điển. Thời gian cho mỗi liệu trình cấy chỉ phụ thuộc vào bệnh lý và loại chỉ được cấy vào cơ thể.

cham cuu chua mat ngu
CHÂM CỨU CÓ ĐAU KHÔNG?

Mặc dù châm cứu đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều nghiên cứu khoa học, nhưng nhiều người bệnh vẫn rất e ngại việc sử dụng phương pháp này. Sự thay đổi thiết kế của kim châm, sự phát triển của các phương pháp châm mới giúp châm cứu trở nên dễ chịu với đa số người bệnh. Bài viết trên giải đáp cho câu hỏi “Châm cứu có gây đau không ?”, qua đó, giúp người bệnh tự tin hơn khi tiếp cận điều trị bằng phương pháp châm cứu.

0/5 (0 Reviews)
icons8-phone lienhe
lienhe