CÁCH CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG THUỐC ĐÔNG Y HIỆU QUẢ NHẤT
Viêm mũi dị ứng, viêm xoang là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh và khó có thể điều trị dứt điểm nếu không thực hiện đúng phương pháp, đúng bài thuốc nên nhiều người thường nản lòng trong quá trình điều trị. Trong bài viết hôm nay, các thầy thuốc sẽ chỉ ra một số cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh thoát khỏi bệnh hoàn toàn.
Viêm mũi dị ứng là gì và nhận biết như thế nào?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Bệnh xảy ra do viêm, nhiễm trùng các xoang cạnh mũi dẫn đến những phản ứng dị ứng chống lại các chất lạ trong môi trường (các chất dị ứng).
Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện điển hình và dễ đoán trước như ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, đau họng, ho… Những triệu chứng này rất khó chịu nên người bị viêm mũi dị ứng thường không thể tập trung vào công việc, học tập dẫn đến kết quả sa sút, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng. Có thể xét đến một số nguyên nhân thường gặp như:
➤ Dị ứng nguyên trong môi trường sống: Một số chất như phấn hoa, bụi, lông thú, mảnh vụn li ti từ chiếu, gối, thảm, nệm hoặc một số chất hoá học có trong không khí như khói xe, khói công nghiệp.
➤ Dị ứng do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử bị viêm mũi dị ứng thì con sinh ra có khả năng cũng mắc viêm mũi dị ứng rất cao.
➤ Dị ứng với thời tiết: Một số người rất nhạy cảm với thời tiết. Bất cứ những thay đổi nào như nóng lạnh thất thường, ẩm thấp cũng có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng.
➤ Dị ứng với thực phẩm: Một số người bị dị ứng với những loại thực phẩm như sữa, trứng, bột mỳ, tôm, cua, đậu phộng (lạc), cá, thịt bò, thịt gà….
➤ Viêm mũi dị ứng do sức đề kháng kém: Trường hợp này thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi và những người có sức đề kháng kém không đủ sức chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
➤ Viêm mũi dị ứng do vệ sinh chưa sạch sẽ: Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các bộ phận tay, mặt, mũi… sẽ dễ bị viêm mũi dị ứng do vi khuẩn vào và phát triển trong mũi gây bệnh.
Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Tuy viêm mũi dị ứng không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ra rất nhiều rắc rối, phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày như khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, hô hấp khó…
Không chỉ vậy, viêm mũi dị ứng còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm khác như:
☞ Gây giảm thị lực, giảm trí nhớ: Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, sưng mí mắt do các vi khuẩn, dịch mủ từ xoang lây lan lên đầu, mắt.
☞ Biến chứng viêm thận: Viêm mũi dị ứng thường dẫn đến viêm Amidan và biến chứng sang viêm thận. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không chữa tị kịp thời.
☞ Viêm não, áp-xe hậu nhãn cầu, nhiễm trùng huyết: Những biến chứng này thường gặp ở trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong do bệnh quá nặng.
☞ Biến chứng nhiễm trùng: Do cấu tạo vùng tai, mũi, họng khá phức tạp và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị tận gốc có thể dẫn tới viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi…
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc đông y hiệu quả
Trong Đông y, viêm mũi dị ứng, viêm xoang được xếp vào dạng Hư hỏa. Nguyên nhân do thận âm hư, can hỏa, phế nhiệt dẫn tới ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh. Vì thế để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng – viêm xoang cần bổ âm để tàng dương, tập trung phục hồi cái gốc ở thận. Khi thận khỏe mạnh, âm dương cân bằng thì tự ngũ tạng sẽ yên vị, bệnh tật thuyên giảm, chính khí vững, sức đề kháng tốt.
Sau đây các thầy thuốc Nam An sẽ chỉ ra một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả, có thể trị dứt điểm nếu áp dụng đúng liệu trình.
✔ Bài 1: Lấy kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g, ké đầu ngựa 10g sắc với 300ml nước đến khi còn ½ lượng nước thì nhấc ra, chia một ngày uống 2 lần.
✔ Bài 2: Tân di 60g, bạch chỉ 6g, ké đầu ngựa 12g, hành 90g. Đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, lô cam thạch, băng phiến. Dùng chấm bột thuốc vào trong khoang mũi mỗi buổi trưa và tối trước khi ngủ sẽ có hiệu quả. Lưu ý nên rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% trước khi chấm thuốc.
✔ Bài 3: Tân di 15g nấu với 2 bát nước đến khi còn 1 bát, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ vỏ rồi lấy que nhọn chích 10 lỗ xung quanh. Đem trứng nấu chung với nước sắc tân di sau đó uống nước ăn trứng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên Allicin có công dụng tiêu diệt virus – vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả. Hơn nữa tinh dầu tỏi chứa nhiều glucogen, fitonxit, aliin giúp sát trùng, chống viêm nhiễm nên ứng dụng rất hiệu quả vào điều trị viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể ép tỏi lấy nước pha với 1 chút mật ong theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong rồi dùng bông gòn chấm một ít để nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần. Lưu ý là không nên chấm quá nhiều dung dịch vì dễ gây phản ứng phụ.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi: Lấy tỏi đã bóc vỏ thái nhỏ hoặc giã nát cho vào chai ngâm với rượu trắng. Để chỗ thoáng mát trong 10 ngày đến khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu nghệ là có thể sử dụng. Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng 1 muỗm cafe.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn, cỏ hôi) là vị thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn rất phổ biến trong dân gian. Trong thành phần của hoa ngũ sắc có chứa lượng lớn tinh dầu Cadinen, demetoxygeratocromen, caryophyllen, geratocromen và các chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, chống phù nề rất tốt nên có thể sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể lấy khoảng 100gr cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch giã lấy nước cốt. lấy bông gòn thấm với nước cốt hoa ngũ sắc nhét vào trong mũi khoảng 15 – 20 phút rồi rút ra sẽ giúp làm sạch và thông thoáng mũi rất tốt.
Lưu ý là vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi thực hiện.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử, thương nhĩ, xương nhĩ hoặc phắc ma) là một trong những vị thuốc dùng trong đông y có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho hiệu quả rất cao. Vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, chống dị ứng, giảm đau… rất phù hợp với điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách dùng: Bạn lấy quả ké đầu ngựa rửa sạch, để ráo nước, sau đó sao tới khi ngả màu xám thì đem tán thành bột mịn. Lấy bột này pha với nước uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4g. Uống liên tục trong khoảng 2-3 tuần sẽ có hiệu quả.
Nếu triệu chứng bệnh vẫn còn, nghỉ vài ngày sau đó tiếp tục sử dụng thêm 1 – 2 liệu trình nữa sẽ có tác dụng.
Ngoài việc áp dụng những bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả như ở trên, bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là vùng mũi, tăng cường tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi để tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi những rắc rối, khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra!