BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM: PHU HUYNH CẦN PHẢI NẮM RÕ
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là ở trẻ em. Hen suyễn ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần phải nắm rõ những điều cần thiết về bệnh để tiến hành thăm khám và điều trị cho con sớm nhất.
Hen suyễn ở trẻ là gì?
Hen suyễn ở trẻ em là tình trạng viêm mãn tính của đường thở, làm cho đường thở trở nên nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với chất kích thích đường thở sẽ trở nên phù nề, co thắt, chứa đầy dịch nhầy khiến trẻ ho, khò khè, khó thở.
Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, vì vậy, nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em chủ yếu xảy ra do yếu tố môi trường và thời tiết.
- Dị ứng: Lông vật nuôi, nước hoa, khói bụi, nấm mốc, thuốc lá,….đều là những nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em chiếm đến 60%.
- Di truyền: Hen suyễn cũng là căn bệnh mang tính di truyền, gia đình có bố mẹ bị hen suyễn thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Trẻ có thể trạng yếu: Sinh thiếu tháng, sốt mùa hè, phát ban dị ứng,…
- Thời tiết thay đổi: Trẻ dễ bị cảm, ho lâu ngày dẫn tới hen suyễn ở trẻ em vào mùa lạnh.
- Bệnh về đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi,…đều dễ dẫn đến hen suyễn ở trẻ.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em
Để phát hiện sớm trẻ bị hen suyễn, phụ huynh cần theo dõi những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Ho kéo dài: Đường thở bị thu hẹp khiến trẻ bị khó thở, thiếu oxy, gây ho kéo dài lâu ngày, đặc biệt là khi về đêm thì đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn.
Thở khò khè: Không khí đi qua phổi bị cản trở nên trẻ phát ra âm thanh khò khè, rít, đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
Khó thở: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp. Hiện tượng thở nhanh, thở gấp xảy ra khi trẻ leo cầu thang, chạy bộ.
Mặt nhợt nhạt, mệt mỏi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến cho mặt của trẻ bị nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, ra mồ hôi, chán ăn.
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em cao gấp đôi người lớn. Việt Nam là nước có tỷ lệ trẻ em đông và có tỷ lệ trẻ mắc hen suyễn cao ở Châu Á. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như:
- Xẹp phổi: Có đến ⅓ trẻ em bị hen suyễn nhập viện do xẹp phổi, đây là biến chứng thường gặp gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.
- Giãn phế nang: Phế nang bị giãn sẽ gây giảm thể tích khí thở ra và tăng lượng khí cặn.
- Tràn khí màng phổi: Khi các phế nang bị giãn rộng, các khu phế nang bị giãn không đủ máu lên nuôi cơ thể sẽ gây áp lực. Các cơn ho hen ập đến gây vỡ phế nang, tràn màng phổi.
- Suy hô hấp: Hen suyễn kéo dài khiến trẻ khó thở liên tục, tím tái, nhợt nhạt. Lúc này người bệnh cần có sự hỗ trợ của máy thở, nếu không điều trị kịp có thể gây tử vong.
- Ngưng hô hấp kèm tổn thương não: Tình trạng suy hô hấp gây thiếu oxy lên não khiến não hoạt động kém kèm tổn thương.
Trẻ bị hen suyễn phải làm sao?
Trẻ bị hen suyễn phải làm sao? Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em, phụ huynh nên thực hiện ngay các biện pháp sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ đến không gian thoáng khí, ngưng mọi hoạt động vui chơi, để trẻ ngồi lên ghế, hơi cúi về phía trước.
- Nếu trẻ lên cơn hen nhẹ, hãy sử dụng các loại thuốc chữa hen suyễn có tác dụng nhanh. Dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, liều lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Nếu trẻ lên cơn hen nặng, sử dụng các loại thuốc chữa hen suyễn ở trẻ em có tác dụng nhanh ở dạng khí dung hoặc xịt. Tiến hành xịt 3 lần mỗi lần cách nhau 30 phút. Nếu bệnh không được cải thiện thì hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
- Trường hợp trẻ bị hen suyễn kèm sốt, cơn hen kéo dài trên 3 ngày thì có thể trẻ đã bị hen suyễn bội nhiễm. Hãy đưa con tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả.
Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em
Trẻ em còn khá nhỏ, do đó, quá trình điều trị bệnh cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi phát hiện trẻ bị hen suyễn, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Hiện nay, y học hiện đại điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc xịt giúp kiểm soát cơn hen tạm thời. Tất cả thuốc trị hen suyễn cho bé đều được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng biến chứng xảy ra.
Để kiểm soát cơn hen suyễn ở trẻ em hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý:
Theo dõi tình trạng bệnh và luôn chuẩn bị thuốc
Cho bé đi thăm khám điều đặn 3 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Luôn cho bé uống thuốc đúng giờ, chuẩn bị thuốc khi bé lên cơn hen bất ngờ, dai dẳng. Lên kế hoạch, cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn mỗi ngày.
Thay đổi thói quen, môi trường sống cho trẻ
Cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em khá hiệu quả là bố mẹ nên lưu ý thay đổi thói quen, môi trường sống cho trẻ. Bởi tác nhân môi trường là nguyên nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Để cải thiện hen suyễn ở trẻ em, bố mẹ nên xây dựng môi trường sống lành mạnh:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá trong gia đình có trẻ nhỏ. Cần cho trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá nếu không muốn con bị hen suyễn mãn tính.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, khói than, các hóa chất độc hại.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh những tác nhân gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, thuốc xịt côn trùng.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất xơ, rau củ quả để sức đề kháng của trẻ cao.
Áp dụng điều trị hen suyễn bằng Đông y
Theo Đông y, hen suyễn thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, bệnh xảy ra do Tạng Phế, Tỳ, Thận hư hình thành nên hen suyễn. Đông y chữa hen suyễn chú trọng vào điều trị nguyên căn bệnh, loại bỏ bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát.
Đông y là cách chữa hen suyễn cho trẻ em được nhiều phụ huynh tìm đến. Tuy nhiên, cách điều trị này thường chỉ áp dụng với trẻ lớn, trẻ sơ sinh không nên áp dụng.
Những sai lầm của bố mẹ khi chữa hen suyễn cho trẻ
Điều trị hen suyễn ở trẻ em không hề dễ dàng, do đó, phụ huynh thường mắc sai lầm. Một số sai lầm của bố mẹ khi chữa hen suyễn cho trẻ cần tránh như:
Tự ý cho con uống thuốc: Không phải trường hợp hen suyễn nào bố mẹ cũng có thể cho con uống thuốc. Chỉ khi trẻ xuất hiện tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn thì bố mẹ mới cho bé uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Tăng giảm liều lượng thuốc tùy ý: Khi thấy các triệu chứng của bé không thuyên giảm, phụ huynh thường tự ý tăng giảm liều lượng thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ, khiến trẻ sốc thuốc.
Ngưng cho con dùng thuốc: Khi thấy bệnh có phần thuyên giảm, phụ huynh sẽ tự ý ngưng cho con sử dụng thuốc, khiến cơn hen phát đột ngột gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
Không phòng ngừa bệnh cho trẻ: Ngoài sử dụng thuốc, phụ huynh thường quên phòng ngừa bệnh cho con bằng cách loại bỏ những yếu tố gây kích phát cơn hen như: Khói bụi, lông động vật,…điều này khiến cho bệnh quay trở lại nhanh chóng.
Cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Tình trạng hen suyễn ở trẻ em thường diễn ra kéo dài, do đó, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp chung sau đây để có cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn tốt nhất:
- Không để vật nuôi (chó, mèo,…) ở trong nhà, tránh cho trẻ tiếp xúc gần.
- Tuyệt đối không hút thuốc lát ở trong nhà và những nơi gần với trẻ.
- Không để những chất nặng mùi ở trong nhà.
- Tránh xa các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt mũi, côn trùng,…
- Nơi ở của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền, không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông.
- Duy trì không khí trong lành nhất cho trẻ
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hợp lý để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra ở trẻ.