CÁCH PHÁT HIỆN SỚM BỆNH HEN SUYỄN?
Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 4 triệu dân số đang phải chịu đựng tình trạng khò khè, ho, khó thở, nặng ngực… do căn bệnh hen suyễn gây ra. Phần lớn những trường hợp mắc phải căn bệnh này là do người bệnh nhầm lẫn với căn bệnh khác, khiến sức khỏe bị tổn hại do điều trị sai hướng và còn làm mất nhiều thời gian không đáng có.
Do đó, việc nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, sẽ giúp cho người bệnh rất nhiều trong việc phát hiện chính xác và loại bỏ căn bệnh này đúng cách.
Cách để tự nhận biết căn bệnh hen suyễn
Khi một bệnh lý nào đó xảy ra thường sẽ đi kèm với những biểu hiện, triệu chứng để nhận dạng nhất định. Tuy nhiên, đối với căn bệnh hen suyễn, việc phát hiện căn bệnh này có phần khó khăn hơn, bởi không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng bệnh, một số trường hợp sẽ không có bất cứ triệu chứng gì để nhận biết.
Thêm vào đó, còn tùy vào tình trạng hen suyễn mà các triệu chứng của bệnh cũng sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, căn bệnh này sẽ có một số dấu hiệu điển hình như sau:
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP PHẢI KHI BỊ HEN SUYỄN
Lồng ngực bị co thắt: khi mới ngủ dậy hoặc thay đổi tư thế, bạn cảm thấy lồng ngực bị co thắt hay tức ngực và tình trạng này xuất hiện thường xuyên, với tần suất ngày càng nhiều, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh hen suyễn.
Bị hụt hơi: đôi khi bạn thực hiện các bài tập thể dục hoặc thậm chí không làm việc gì quá sức nhưng vẫn bị hụt hơi, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị bệnh hen suyễn của bạn đang được hình thành.
Thở khò khè, khó thở: nếu bị hen suyễn, đường dẫn khí sẽ bị viêm, sưng từ đó khiến cho không khí không thể lưu thông từ phổi đến mũi, phế quản… Vì thế, khi người bệnh thở sẽ nghe tiếng khò khè hoặc bị khó thở.
Ho: các cơn ho có thể đi kèm với đờm hoặc không, thường xảy ra dai dẳng nhất là vào ban đêm, cơn ho sẽ càng dữ dội hơn.
Bị dị ứng: người bị hen suyễn thường nhạy cảm hơn với không khí, mùi và vị, do đó người bệnh rất dễ bị dị ứng khi có tiếp xúc với nấm mốc, phấn hoa hoặc mùi lạ…
Có cảm giác mệt mỏi, dai dẳng: các triệu chứng của hen suyễn thường sẽ xuất hiện ở những người có thể trạng yếu, vì thế các triệu chứng của bệnh thường khiến người bệnh mệt mỏi và chán ăn, thậm chí không còn sức lao động.
Khi các triệu chứng của bệnh hen suyễn diễn ra một cách thường xuyên với mức độ ngày càng nặng hơn, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị nhanh chóng, đúng lúc.
Bệnh hen suyễn có lây không ?
Vì là bệnh lý về đường hô hấp, nên rất nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng, không biết bệnh hen suyễn có lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh hay không ? Và theo như các bác sĩ tại Phòng khám YHCT Nam An cho biết: “bệnh hen suyễn là do tác nhân đặc thù dẫn đến chứ không phải là do virus gây ra, nên khả năng lây lan là không có.”
Tuy nhiên, dù là bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng hen suyễn lại có tính di truyền. Do đó, nếu trong gia đình, điển hình là những người có cùng huyết thống, nếu có một người bị hen suyễn thì các thế hệ sau cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.
Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị hen suyễn, cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có thể kiểm soát được bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là việc điều trị vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe như: biến dạng lồng ngực, đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, tràn khí màng phổi, suy hô hấp…
Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu các triệu chứng của bệnh được kiểm soát tốt sẽ góp phần giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Vì thế, hiện nay y học hiện đại đã đưa ra rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ hen suyễn ở từng người mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị phù hợp, như:
Dùng thuốc Tây y: bao gồm các loại thuốc dạng hít, thuốc viên dạng uống, thuốc tiêm… với mục đích làm giảm nhanh, kiểm soát các cơn hen suyễn, đồng thời giúp giãn phế quản và cắt được cơn hen suyễn hiệu quả.
Phẫu thuật: khi bệnh hen suyễn đã ở mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật tái tạo phế quản bằng nhiệt. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn ống luồn qua cổ họng và đưa đến phổi của người bệnh, và sử dụng một lượng nhiệt cho phép để đốt nóng các cơ xung quanh phế quản, từ đó ngăn chúng thu hẹp lại để chấm dứt các triệu chứng hen suyễn.
Dù mang đến hiệu quả chữa trị nhanh, nhưng hai phương pháp điều trị này còn để lại nhiều vấn đề tồn đọng như: một số nhóm thuốc uống nếu sử dụng lâu dài, có thể gây tác dụng phụ như khàn giọng, rát cổ họng, đau đầu, đau dạ dày… Còn nếu thực hiện phẫu thuật nguy cơ rủi ro vẫn có thể xảy ra, nhất là trong quá trình gây mê cho bệnh nhân bị hen suyễn.
Với mong muốn giúp người bệnh kiểm soát được căn bệnh hen suyễn hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự an toàn cao nhất, hiện tại Phòng khám YHCT Nam An đã sử dụng các bài thuốc Đông y gia truyền kết hợp cùng trị liệu châm cứu, bấm huyệt để điều trị hen suyễn theo từng thể bệnh.
Nguyên tắc điều trị của Đông y là từ gốc cho đến ngọn, do đó trước tiên các bài thuốc Đông y sẽ tập trung tác động trực tiếp đến 3 tạng Phế – Tỳ – Thận là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và nâng cao chức năng của các tạng này. Khi các tạng này được điều hòa hoạt động bình thường, cơn hen suyễn cũng sẽ dần chấm dứt.
Đặc biệt, các bài thuốc Đông y dùng để điều trị hen suyễn đều là những vị thuốc tự nhiên, lành tính nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng, nếu sử dụng điều trị lâu dài cũng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khác.
Nhưng thông thường thuốc Đông y thường cho tác dụng chậm so với thuốc Tây y, nhưng nếu người bệnh kiên trì sử dụng đến cùng, kết hợp thêm phương pháp trị liệu châm cứu sẽ giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh đến não, khi đó cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các triệu chứng ho, khó thở, tức ngực… cũng nhanh chóng được khắc phục.