BÀ BẦU BỊ NHIỆT NÊN BỔ SUNG THỰC PHẨM NÀO?
Rất nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bị nhiệt miệng, tuy nhiên chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống thanh nhiệt và phù hợp sẽ dần cải thiện bệnh. Bà bầu bị nhiệt miệng nguyên nhân bắt nguồn từ việc thay đổi nội tiết tố, miễn dịch suy yếu,… và có thể chữa khỏi dễ dàng nên bạn không cần quá lo lắng.
Bà bầu bị nhiệt miệng do đâu?
Bà bầu bị nhiệt miệng là tình trạng rất dễ gặp trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài việc hệ miễn dịch suy yếu và nội tiết tố mất cân bằng, bệnh nhiệt miệng còn hình thành ở mẹ bầu do các nguyên nhân sau:
- Thiếu Vitamin: Khi mẹ bầu thiếu vitamin B12, B2, B6,…. Rất dễ hình thành các vết loét miệng.
- Vấn đề tâm lý: Căng thẳng hằng ngày hoặc thay đổi tâm trạng trong thai kỳ khiến mẹ bầu bị nhiệt miệng.
- Mất ngủ, hệ miễn dịch kém: Nữ giới mang thai rất dễ bị nhiệt miệng nếu thường xuyên mất ngủ và suy giảm miễn dịch.
- Thiếu kẽm, thiếu sắt: Nhiệt miệng còn biểu hiện sự thiếu sắt, thiếu kẽm ở mẹ bầu.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống mất cân bằng cũng khiến nữ giới mang thai dễ bị loét miệng hơn.
Bà bầu có được bôi thuốc nhiệt miệng không?
Các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám y học cổ truyền Nam An phụ nữ nên hạn chế bất kỳ can thiệp nào đến cơ thể trong quá quá trình thai kỳ. Đặc biệt là hạn chế sử dụng các loại thuốc tây trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Vì thế, với thắc mắc “Bà bầu có được bôi thuốc nhiệt miệng không”, chúng ta có thể hiểu rằng điều này là không nên. Vì trong thuốc chữa nhiệt miệng có thể chứa những thành phần không tốt cho thai nhi.
Các loại thuốc nhiệt miệng cho bà bầu
Mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Dân gian. Trong Dân gian các bài thuốc sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẽ để xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây nên.
Trường hợp mẹ bầu muốn dùng thuốc nhiệt miệng để nhanh khỏi. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng thuốc an toàn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị nhiệt miệng tại nhà mà chưa có kê đơn của bác sĩ.
Mẹ bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Các vết loét tại miệng khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng hoạt động và nuôi dưỡng bé trong bụng mẹ.
Một số món ăn dành cho mẹ bầu bị nhiệt miệng bao gồm:
- Sữa chua giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm loét miệng.
- Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và làm mát gan, giải độc hiệu quả.
- Chè hoặc nước đậu đen giúp cơ thể mẹ bầu thanh nhiệt, làm đẹp da.
- Trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam sẽ giúp mẹ bầu giảm đau rát do vết loét miệng gây ra.
- Bột sắn dây là chứa nhiều chất khoáng và vitamin. Mẹ bầu chỉ cần pha bột trực tiếp với nước nóng hoặc đem nấu chín rồi ăn cho mát gan.
Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì?
Ngoài việc uống đủ 2 lít nước hằng ngày, mẹ bầu nên chú ý tới các loại nước ép rau củ và hoa quả. Không chỉ gia tăng sức đề kháng mà giảm cảm giác sưng đau khi ăn uống hoặc đánh răng.
Các loại nước tốt cho mẹ bầu bao gồm:
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương do nhiệt miệng gây ra. Trước khi ngủ, mẹ bầu chỉ cần uống một tách trà hoặc đắp túi lọc lên vết thương sẽ thấy đỡ đau rát, khó chịu.
- Uống nước ép trái cây: Các loại nước ép như cam, bưởi, thơm hay chanh rất tốt cho sức khỏe.. tuy nhiên, bạn nên dùng một lượng vừa phải để tránh hại hệ tiêu hóa.
- Nước dừa: Nước dừa giúp giải nhiệt, cân bằng chất điện phân trong máu. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bà bầu bị nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và thông thường trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài trên 2 tuần bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc dùng tại nhà sẽ không đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.