QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG

QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Trong quá trình cơ thể hoạt động, khu vực đốt sống lưng là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Khi cấu trúc đốt sống lưng bị thay đổi sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Một phương pháp được các bác sĩ đánh giá có hiệu quả cao, giúp lấy lại cân bằng cũng như điều chỉnh đốt sống về trạng thái tốt là kéo giãn cột sống thắt lưng. Vậy khi có những triệu chứng nào thì chúng ta cần xem xét phương pháp này?

KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG - NAM AN
KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG – NAM AN

1. Một số triệu chứng đau lưng thường gặp có thể dùng phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng

1.1. Đau mỏi lưng dưới

Triệu chứng đau mỏi lưng dưới có thể xuất hiện khi chúng ta có tư thế làm việc, vận động không đúng cách dẫn đến vẹo cột sống, các đốt sống bị chèn ép lâu ngày ảnh hưởng dây thần kinh.

Người từng bị tai nạn vùng lưng có thể bị trật khớp đốt sống thắt lưng, khi thời tiết thay đổi hoặc khi vận động mạnh có thể bị đau nhức, khó chịu.

Nhân viên làm việc trong môi trường công sở, ít vận động và tập luyện thể thao thường có các khớp bị co thắt do lâu ngày không hoạt động, dẫn đến viêm tấy và có các biểu hiện như đau mỏi vùng lưng.

1.2. Tê buốt chân tay

Triệu chứng tê buốt chân tay có thể xuất hiện khi bạn có những cơn đau ở đốt sống thắt lưng, khi cơn đau kéo dài thì không chỉ vùng lưng chịu ảnh hưởng nó còn gây cản trở đến đường truyền và sự giao tiếp giữa các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Não bộ sẽ khó truyền được tín hiệu đến các chi như tay, chân dẫn đến tê cứng và một số cảm giác khác như giật giật hoặc không có cảm giác.

1.3. Đau dây thần kinh tọa

Khi bạn cảm thấy cơn đau từ phần lưng chạy xuống hông, lan xuống hai chân thì đó có thể là triệu chứng của đau dây thần kinh tọa. Đôi khi chỉ có một bên của cơ thể cảm nhận được cơn đau, có khi bị đau nhói một bên. Khi để lâu ngày và không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và khó điều trị bằng biện pháp thông thường.

1.4. Thoát vị đĩa đệm

Đối với người cao tuổi, quá trình thoái hóa đang diễn ra nhanh chóng, các khối thoát vị đĩa đệm gây chèn ép đến các dây thần kinh ở khu vựng thắt lưng dẫn đến các cơn đau nhức.

Ngoài ra người từng bị chấn thương vùng lưng hoặc các vùng lân cận có thể xuất hiện các khối thoát vị đĩa đệm, các khối này ngày càng nặng hơn dẫn đến đau nhức vùng lưng.

KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG - NAM AN
KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG – NAM AN

2. Quy trình kéo giãn cột sống thắt lưng

2.1. Điểm tỳ lực kéo

Điểm tỳ lực kéo là điều quyết định trong phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng, việc lựa chọn điểm tỳ lực kéo đúng mang lại hiệu quả cao. Khi lấy điểm tỳ kéo giãn cột sống thắt lưng chúng ta chọn hai điểm là điểm tỳ phía trên và phía dưới.

– Điểm tỳ phía trên:

Cách thứ nhất để lấy điểm tỳ phía trên là đặt hai nẹp cố định vào nách. Khi đó lực tác dụng lên vùng cột sống lưng và thắt lưng

Cách thứ hai là đặt điểm tỳ vào hai bên sườn. Lực tác dụng từ khung sườn đến cột sống đồng thời tác dụng vào vùng cột sống thắt lưng.

Cả hai cách trên đều gây khó chịu cho người bệnh do làm hạn chế hô hấp của lồng ngực khi đặt điểm tỳ, và có thể dẫn đến tai biến khi chèn ép lâu vào các bó mạch thần kinh quan trọng ở khu vực nách.

– Điểm tỳ phía dưới:

Sau khi đã lấy được điểm tỳ phía trên chúng ta tiến hành lấy điểm tỳ phía dưới bằng cách dùng hai đai kéo cố định vào hai bên mào chậu.

KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG - NAM AN
KÉO DÃN CỘT SỐNG THẮT LƯNG – NAM AN

2.2. Phương kéo

Phương kéo được chỉ định cho phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng là phương 20-300 cho cột sống. Khi sử dụng đúng phương kéo chỉ định, có thể làm tăng độ mở của các đốt sống, giảm lực chèn ép và giải phóng các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

2.3. Lực kéo

Khi chọn lực kéo, cần dựa vào các tiêu chí sau: mục đích kéo, đoạn cột sống kéo, các chỉ số liên quan đến thể trọng, tình trạng thể lực, các yếu tố liên quan đến người bệnh như tuổi, giới tính, trình trạng sức khỏe….

Khi sử dụng lực kéo, không có một mức cụ thể đối với một nhóm đối tượng nào đó mà thông thường nên sử dụng phương pháp tăng dần lực kéo để theo dõi phản ứng của người bệnh.

Trong quá trình tăng lực kéo, khi lực kéo bằng 50% thể trọng cơ thể thì các khoang bắt đầu mở, bằng thể trọng cơ thể thì độ giãn của khoang đạt tối đa và không thể mở rộng thêm cho dù tăng lực kéo.

Vì vậy, lực kéo thường được áp dụng là từ khoảng 50-100% trọng lượng cơ thể, được xác định tùy vào thể trạng của mỗi người.

Thời gian duy trì lực kéo không nên quá dài cũng không nên quá nhanh, thông thường được duy trì trong khoảng 20 giây. Nếu người bệnh cảm thấy đau nhiều và có triệu chứng co cơ thì tăng từ từ.

Thời gian kéo được khuyến nghị là 15 đến 20 phút mỗi ngày, một liệu trình điều trị thông thường là 15 đến 20 ngày sau đó theo dõi thêm tiến trình điều trị.

3. Một số lưu ý trong quá trình kéo giãn cột sống thắt lưng

Khi tiến hành phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng có thể xuất hiện một số biến cố như đau đột ngột ở vùng kéo, người bệnh cảm thấy choáng váng, rối loạn mạch thần kinh, đau đột ngột sau khi gỡ nẹp kéo, đau tăng vùng thắt lưng sau lần kéo đầu tiên.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên bình tĩnh và chờ đợi y bác sĩ xử lý, thông thường các bác sĩ sẽ dừng lực kéo và cho bệnh nhân nằm ở tư thế bình thường cho đến khi hết cảm giác đau nhức. Đối với trường hợp lực kéo mạnh, từ lần kéo tiếp theo, bác sĩ sẽ giảm lực kéo và giảm thời gian cho phù hợp.

Kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy là phương pháp được sử dụng trực tiếp ở bệnh viện, phòng khám. Lực kéo giãn mạnh, người bệnh khi nằm trên giường sẽ giúp giảm đau nhanh và an toàn khi có sự theo dõi của các y bác sĩ. Tuy nhiên có nhược điểm là chúng ta không chủ động được thời gian của mình đặc biệt là đối với những người đang đi làm. Vì vậy, việc sử dụng đai kéo giãn cột sống là biện pháp được nhiều khách hàng lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả mà lại rất linh hoạt khi có thể vừa sử dụng vừa làm việc.

0/5 (0 Reviews)
icons8-phone lienhe
lienhe